Google Analytics là cách tốt nhất để kiểm tra lượng khách truy cập của bạn với những thông tin như họ đến từ đâu, họ làm gì khi họ đang ở trên trang web cũng như nhiều số liệu quan trọng khác. Tuy nhiên, sự phong phú của thông tin cũng có thể khiến bạn không biết phải nhìn chỉ số nào hay dữ liệu bạn thực sự cần xem xét. Nghiêm trọng hơn là một số các chỉ số gây hiểu lầm do doanh nghiệp không hiểu rõ. Điều này không chỉ lãng phí thời gian mà còn có thể dẫn bạn đến những quyết định sai lầm. Hãy cùng ZILATECH tìm hiểu ngay 6 chỉ số Google Analystics thường gây hiểu lầm trong bài viết dưới đây.
6 Chỉ số Google Analystics gây hiểu lầm bạn nên biết
1. Thời gian trung bình trên trang
Time on Page hay còn được gọi là thời gian trung bình trên trang là chỉ số gây hiểu lầm đầu tiên. Rất nhiều người nghĩ rằng thời gian trung bình trên trang là số liệu để đánh giá mức độ tương tác hoặc sự chú ý của các khách hàng hay thời gian mọi người bỏ ra trên một trang.
Google theo dõi thời gian bằng cách tính toán thời gian giữa các lần xem trang hoặc hành động trên trang web của bạn. Vì vậy, nếu một khách hàng đến trang và sau đó rời khỏi trang web của bạn, Google không ghi lại thời gian trên trang cho khách truy cập đó. Vậy nên chỉ số thời gian trung bình trên trang của Google Analystics không được phản ánh chính xác.
Thời gian trung bình trên trang được tính như sau: Thời gian trên trang / (Số lần xem trang – Số lần thoát)
Nếu một khách hàng tiềm năng tìm thấy bài đăng blog của bạn trên Google, họ đọc toàn bộ nó trong 15 phút và đăng ký nhận bản tin của bạn qua pop-up trước khi đóng tab trình duyệt. Lượt truy cập này sẽ không được tính trong thời gian trung bình trên trang của bạn trên chỉ số Google Analystics. Mặt khác, nếu như chỉ cần mở trang thì số liệu Time on page của khách hàng sẽ vẫn được tính kể cả là người đọc đang thu nhỏ tab hoặc chỉ mở mà không thực sự đọc các tab đó.
Điều này không có nghĩa là số liệu đến từ chỉ số thời gian trên trang của Google Analystics hoàn toàn vô dụng, mà nó chỉ thường gây hiểu lầm, đặc biệt khi đánh giá mức độ tương tác với nội dung. Từ khi bạn có lý do phù hợp để sử dụng, nếu không thì bạn nên bỏ qua số liệu này.
2. Tỷ lệ chuyển đổi (theo kênh)
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là một chỉ số rất quan trọng để theo dõi trong Google Analytics. Theo mặc định, Google sử dụng việc đếm lần nhấp chuột cuối cùng, có nghĩa là khi khách truy cập đã chuyển đổi (vào trang của bạn), hành động đó sẽ được ghi vào nguồn kênh đưa họ đến trang web của bạn.
Vì vậy, nếu họ truy cập blog của bạn ba lần một cách tự nhiên, sau đó họ đó nhấp vào quảng cáo retargeting trên Facebook và điền vào biểu mẫu của bạn, hệ thống sẽ ghi nhận Facebook CPC đã tạo ra chuyển đổi. Mặc dù khách truy cập đã tìm thấy blog của bạn lần đầu tiên thông qua tìm kiếm trực tiếp, không phải trả tiền, nhưng chỉ số tỷ lệ chuyển đổi của Google Analystics sẽ tính vào CPC.
Thay vào đó, hãy thử sử dụng mô hình phân bổ đa kênh như là Time Decay hoặc Linear. Những mô hình giúp bạn phân bổ hợp lý trên các kênh khác nhau mà người dùng tương tác.
3. Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic)
Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct traffic) là chỉ số đại diện cho tất cả khách truy cập truy cập trực tiếp vào URL của bạn, không cần được giới thiệu từ bất kỳ nguồn nào. Ví dụ: một người nhập địa chỉ web của bạn thẳng vào thanh tìm kiếm hoặc nhấp vào Bookmark đã lưu trong trình duyệt của họ. Nhưng thực tế, Google đổ rất nhiều loại lưu lượng truy cập khác vào chỉ số này. Về cơ bản chúng là bất cứ truy cập mà không thể đặt ở nơi khác. Các chuyên gia SEO gọi đây là “dark traffic” – lưu lượng đen bởi vì bạn không bao giờ có thể chắc chắn nó đến từ đâu.
Vào năm 2014, Groupon nhận thấy rằng 60% chỉ số lưu lượng truy cập trực tiếp mà Google Analystics thống kê của họ thực sự là tìm kiếm tự nhiên. Họ phát hiện ra điều này bằng cách de-indexing (xóa địa chỉ) trang web của họ trong một ngày. Mặc dù thử nghiệm đó hơi cũ và tỷ lệ phần trăm sẽ thay đổi rất nhiều, nhưng nó vẫn thể hiện tính không chính xác của chỉ số lưu lượng truy cập trực tiếp.
4. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Chỉ số tỷ lệ thoát (Bounce Rate) hơi khác một chút so với các chỉ số đã nêu trên. Chỉ số tỷ lệ thoát được ghi lại và báo cáo khá chính xác, nhưng vấn đề là nhiều người vẫn xem nó như một số liệu tiêu cực. Họ tối ưu hóa để giảm thiểu nó.
Trên thực tế, tỷ lệ thoát cao không nhất thiết phải là điều đáng báo động. Điều đó có thể là do người dùng đã tìm thấy mọi thứ họ cần trên trang và không tiếp tục tiếp tục tìm kiếm trên trang web nữa. Ví dụ: nếu khách truy cập tìm thấy một trong các trang đích của bạn và tải xuống tài liệu bạn đã cung cấp trước khi rời khỏi, điều đó phải được coi là thành công chứ không phải là điều tiêu cực. Chỉ số này có thể hữu ích khi xem người dùng đang hoạt động như thế nào. Cần lưu ý nắm đúng cách Google Analystics thu thập tỷ lệ này để so sánh mục tiêu của bạn khi đánh giá hiệu quả của trang.
5. Các chỉ số riêng biệt
Thông thường khách hàng sẽ biết con số của họ có tốt không. Vấn đề là cái gì là “tốt” là rất chủ quan. Ví dụ như với con số 10,654 lưu lượng truy cập trong 1 tháng. Đối với một số công ty trong một thị trường ngách nhỏ, chỉ số này có thể tạo ra cho họ một triệu đô la doanh thu. Nhưng đối với các công ty lớn hơn, 10.000 thậm chí sẽ không đủ cho lưu lượng truy cập hàng ngày cho họ. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là nên đánh giá số liệu của mình so với các số liệu tổng quan khác. Các đánh giá quan trọng nhất là các báo cáo theo tháng và theo năm.
Google cũng cho phép bạn so sánh các chỉ số của mình với dữ liệu ngành để xem bạn đang xếp hạng như thế nào. Chỉ cần điều hướng đến Đối tượng (Audience), tiếp theo là Đo điểm chuẩn (Benchmarking) trong menu bên trái. Sau đó chọn từ bất kỳ báo cáo nào: Kênh (Channels), Vị trí (Location), Thiết bị (Devices) hoặc Luồng người dùng (User Flow). Với báo cáo, bạn sẽ có thể lọc dữ liệu tổng hợp dựa trên Ngành, Khu vực và Kích thước.
6. Bất kỳ số liệu nào tính mốc thời gian hôm nay
Dữ liệu trong Google Analytics thường mất đến 8 giờ để xử lý. Vì vậy nếu bạn đang xem xét bất kỳ báo cáo nào chọn thời gian từ hôm nay, dữ liệu đó không đáng tin cậy lắm.
Ngoài ra, nếu bạn đang chạy báo cáo so sánh, bạn không bao giờ nên chọn bao gồm ngày hiện tại. Ngay cả khi dữ liệu đã được xử lý, nó sẽ không hiển thị cho bạn một tập hợp đầy đủ các số để so sánh vì ngày đó không phải là một khoảng thời gian đầy đủ 24 giờ. Bạn sẽ kết thúc so sánh 7 ngày trong tuần trước với 6,5 ngày trong tuần này.
Điều này chứng tỏ việc kiểm tra Google Analytics mỗi ngày là khôgn cần thiết, đó là một thói quen rất xấu bởi vì bạn nhận được quá gần với các số liệu để nắm bắt bất kỳ thay đổi thực sự. Nhưng nếu có điều gì đó bạn cần theo dõi thường xuyên hơn, bạn nên theo dõi báo cáo Thời gian thực (Real-Time reports). Các báo cáo Thời gian thực được Google tính toán với mức độ ưu tiên đặc biệt và được tính toán chính xác rất nhanh.
Kết luận
Bài viết là những số liệu phổ biến nhất mà mọi người thường hiểu lầm và dùng sai khi thu thập dữ liệu qua Google Analystic. Bất cứ khi nào bạn muốn thêm chỉ số mới vào phân tích của mình, chỉ cần thực hiện tìm kiếm nhanh để xem liệu có bất kỳ vấn đề và lưu ý một số chỉ số Google Analytics thu thập. Những lưu ý từ bài viết hy vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
Theo: Blog Categories
>>> Tham khảo: Google Analytics 4: Phiên Bản Tối Ưu Nhất Về Phân Tích Dữ Liệu
ZILATECH – Đối tác công nghệ tin cậy trong kỷ nguyên mới
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ ZILATECH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
- Điện thoại: 1900636891
- Email: VIP@Zila.vn
- Website: ZilaTech.vn