10 Lý Do Vì Sao Bạn Phải Có Website Bán Hàng Khi Kinh Doanh Online

Vì sao phải có website bán hàng? Website bán hàng giúp bạn gia tăng doanh thu, xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu của mình tốt hơn, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng… Hãy cùng ZILATECH tìm hiểu 10 lý do vì sao phải có website bán hàng để phát triển kinh doanh online nhé!

vì sao phải có website bán hàng

1. Khái niệm

1.1 Website là gì?

Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản, hình ảnh, chữ số,… được lưu trữ trên máy chủ (web server) và có thể truy cập thông qua Internet.

Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy cập dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website được tương tác và hiển thị đến với người dùng thông qua các phần mềm gọi là “Trình duyệt web” (ví dụ như Google). Website được tạo nên bởi các nhà thiết kế web.

vì sao phải có website bán hàng

Hiện nay, để một website có thể vận hành, cần bắt buộc có 3 phần chính:

  • Source code (mã nguồn): Phần mềm website do các lập trình viên thiết kế xây dựng. Phần này giống như bản thiết kế, vật liệu xây dựng, trang thiết bị cho một ngồi nhà vậy.
  • Web hosting (lưu trữ web): Dùng để lưu trữ mã nguồn. Thành phần này tương tự như mảnh đất để xây dựng ngôi nhà.
  • Tên miền (domain): Là địa chỉ của website để các máy tính ở mọi nơi trỏ tới khi muốn truy cập vào website. Tên miền đóng vai trò như địa chỉ ngôi nhà để người khác có thể tìm kiếm.

1.2 Phân loại các website

Khi muốn thiết kế một website thì thường mọi người có một hoặc một vài mục đích cụ thể trong đầu. Và bên phía thiết kế website cũng sẽ căn cứ vào đó tư vấn tạo lập website phù hợp với bạn. Có nhiều website được thiết kế với các mục đích khác nhau như:

  • Website giới thiệu công ty: Chứa đầy đủ các thông tin cần thiết về công ty như sản phẩm dịch vụ, thông tin liên lạc,…
  • Website giới thiệu cá nhân: Thường tập trung giới thiệu về thành tựu của một người nào đó với vai trò như 1 bản CV có sẵn, hoặc sử dụng vào mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân.
  • Website bán hàng: Cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, có vai trò như một cửa hàng “ảo” trên Internet.
  • Website có chức năng đặc biệt và phức tạp như diễn đàn, mạng xã hội, sàn thương mại,…
  • Và còn vô số các website với các mục đích khác nhau….

vì sao phải có website bán hàng

1.3 Website bán hàng online là gì?

Website bán hàng trực tuyến hay website thương mại điện tử được hiểu là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (Theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2003/NĐ-CP về thương mại điện tử).

Hiện nay nhiêu người kinh doanh online có xu hướng chuyển sang kinh doanh chính trên website bán hàng của riêng mình để không bị phụ thuộc vào các bên thứ 3 (như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…) và tận dụng được nhiều tính năng khác tối ưu cho việc kinh doanh online. Tuy vậy cũng còn nhiều người băn khoăn tại sao cần sở hữu website bán hàng, cũng như sự cần thiết của website trong bán hàng online: Có nên làm trang web hay không? Tại sao kinh doanh phải có website?…

2. Các yêu cầu đối với 1 website bán hàng

2.1 Các thành phần thường có trên trang web

Một website cơ bản thường có những thành phần như:

  • Site ID: Là định danh cho website, dễ hiểu hơn là tên website. Site ID thường được đặt ở góc bên tay trái.
  • Home link: Là đường dẫn liên kết đến trang chủ, khi bạn click vào link này sẽ chuyển đến trang chủ của website.
  • Menu điều hướng: Là vùng chứa tập hợp các link dẫn đến các trang chính trên website.
  • Ô tìm kiếm (Search box): Đối với những website có rất nhiều bài viết hay sản phẩm, ô tìm kiếm giúp người dùng tìm những thông tin trên website một cách nhanh.
  • Scan columns (Chia cột website): Scan giống như là bạn dùng mắt duyệt qua từng phần của trang web, mà cụ thể ở đây là cột (columns). Các dạng chia cột phổ biến bạn thường bắt gặp như chia 2 cột, 3 cột …
  • Content area (phần nội dung trang web): Đây là phần nội dung chính của trang web và chứa thông tin nhiều nhất. Phần nội dung trình bày dễ nhìn, thông tin hay sẽ giữ chân khách hàng của bạn lâu hơn.
  • Page footers: Còn gọi là chân trang, nằm ở vị trí cuối cùng của trang web và được hiển thị ở tất cả các trang trong website của bạn, thường chứa các thành phần như (thông tin bản quyền website, link liên kết, menu,…)

vì sao phải có website bán hàng

2.2 Website bán hàng chuyên nghiệp sẽ có gì?

Ngoài các thành phần thường có trên một website bình thường, một website bán hàng chuyên nghiệp sẽ có những yếu tố nhằm tối ưu khách hàng mua hàng như:

  • Phân chia danh mục sản phẩm.
  • Thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Chức năng giỏ hàng và mua hàng.
  • Tích hợp vận chuyển.
  • Tích hợp thanh toán trực tuyến.
  • Và nhiều yếu tố khác nữa.

3. 10 lý do vì sao phải có có website bán hàng

Nhiều người thường băn khoăn rằng tôi có thể tự mở cửa hàng ngoài đời riêng, bán hàng trên Facebook, Youtube, sàn thương mại điện tử,… vậy tại sao tôi cần phải trả chi phí để thiết kế một website bán hàng trực tuyến? Vì sao phải có website bán hàng? Bán hàng online có cần website bán hàng không? Bán hàng trên website có hiệu quả không?

Về cơ bản các kênh bán hàng online này đều có các ưu điểm của bán hàng trực tuyến trên Internet như tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, trả lương cho nhân công, phạm vi tiếp cận khách hàng lớn. Tuy nhiên website bán hàng trực tuyến lại có các ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các hình thức bán hàng khác như:

4.1 Bán hàng 24/7

Bạn đã bao giờ nghe đến việc “kiếm tiền trong khi đang ngủ chưa?”. Một website bán hàng sẽ giúp bạn bán hàng 24/7, không có giới hạn về thời điểm khách hàng có thể mua sản phẩm của bạn, cho dù là ban ngày hay giữa đêm.

Hơn nữa, bạn cũng không cần phải thuê quá nhiều nhân viên bán hàng, chỉ cần vài người chăm sóc, tư vấn khách hàng online là đủ, điều đó giúp cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận bán hàng.

4.2 Có thể tùy chỉnh theo ý muốn

Với các nền tảng Mạng xã hội hay Sàn thương mại điện tử bạn không thể tự thiết kế gian hàng theo ý muốn mà sẽ mặc định giống nhau giữa các shop. Giống như một kiot trong “chợ”, bạn không thể nâng cấp hay sở hữu hoàn toàn mà chỉ có thể đăng sản phẩm lên đó và không thể tùy chỉnh theo ý muốn.

Với website bán hàng bạn hoàn toàn được điều chỉnh hiển thị theo ý muốn. Bạn có thể tùy ý sắp xếp sản phẩm, thông tin cửa hàng trên website mà không bị hạn chế. Điều đó giúp bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Điều đó làm gia tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

4.3 Giảm bớt lệ thuộc vào Facebook

Hầu hết những người bán hàng online trên Facebook đều đã từng gặp tình huống bị khóa tài khoản, hay Facebook bị lỗi khiến cho việc bán hàng bị gián đoạn, gây thiệt hại đến doanh thu.

Trong trường hợp đó, nếu có website bạn vẫn sẽ duy trì được việc bán hàng mà không bị ảnh hưởng nhiều. Bởi lượng khách hàng vẫn có thể truy cập vào website của bạn và đặt hàng.

4.4 Bán hàng trên website không lo bị cướp khách

Một vấn nạn mà nhiều người bán hàng trên Facebook hay gặp phải đó là bị đối thủ “cướp khách”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của shop. Với website bán hàng, việc đặt hàng trên website là hoàn toàn riêng tư, vì vậy bạn không lo bị đối thủ cướp khách hay chơi xấu.

4.5 Tương tác với khách hàng nhanh chóng

Website bán hàng tích hợp nhiều cách liên hệ nhằm thu hút tối đa khách hàng tiềm năng như: Hotline, Messenger, Zalo, LiveChat, Email,…sẽ giúp bạn tương tác với khách hàng nhanh chóng hơn.

Ngoài ra việc chăm sóc khách hàng tập trung tại một nơi duy nhất là website sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và đo lường được nguồn/kênh nào đang thu hút được khách hàng tốt nhất để có kế hoạch và chiến lược phù hợp.

4.6 Tối ưu chiến dịch quảng cáo

Website bán hàng cho phép bạn gắn Facebook Pixel và Google Analytics giúp tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Pixel Facebook là một đoạn mã Javascript mà Facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo để chèn vào website với các mục đích:

  • Theo dõi hành vi người dùng
  • Đo lường hiệu suất quảng cáo
  • Tạo tệp đối tượng tùy chỉnh cụ thể phù hợp cho các chiến dịch quảng cáo
  • Bằng việc theo dõi hành vi của lưu lượng người dùng truy cập vào website, Facebook Pixel sẽ giúp bạn nhắm tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Google Analytics là công cụ phân tích website, thống kê chi tiết hành vi của người dùng vào website. Bởi vậy, khi được tích hợp vào hệ thống website để phân tích chiến dịch quảng cáo Google Adwords, Google Analytics sẽ giúp bạn theo dõi, kiểm soát chi tiết, rõ ràng nhất.

4.7 Chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả

Website không chỉ giúp bạn tương tác với khách hàng hiện tại tốt hơn, mà còn hỗ trợ thực hiện các chiến dịch chăm sóc khách hàng cũ, những người đã từng vào website, đã từng mua hàng,… thông qua các công cụ Email Marketing, Chatbot, SMS,…

4.8 Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng

Khách hàng trên Facebook hay Sàn Thương mại điện tử không hoàn toàn là khách hàng của bạn. Họ có thể chuyển sang những đối thủ khác mà bạn khó có cách nào để giữ chân họ và khiến họ trung thành với bạn.

Website bán hàng giúp bạn có thể sở hữu dữ liệu thông tin khách hàng của mình, phục vụ cho việc thực hiện các chiến dịch Marketing nhằm xây dựng lòng trung thành của khách hàng, duy trì nguồn doanh thu ổn định.

4.9 Xây dựng uy tín, quảng bá thương hiệu

Mặc dù xu hướng mua hàng trên Mạng xã hội và các Sàn thương mại điện tử ngày càng cao, nhưng theo nghiên cứu của Moore, 61% khách hàng vẫn tin tưởng lựa chọn những shop có website bán hàng hơn.

Việc cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, chính sách mua hàng một cách công khai và minh bạch sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn, gia tăng tỷ lệ mua hàng.

Đồng thời website cũng giúp bạn tạo bộ nhận diện thương hiệu thông qua logo, màu sắc giao diện, thiết kế, email tên miền,…điều này khiến bạn chuyên nghiệp hơn và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

4.10 Tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng

Ngày nay hầu hết khách hàng đều tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm trước khi quyết định mua hàng. Muốn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm thì trước tiên bạn cần phải có một website.

Với một website bán hàng chuẩn SEO, bạn dễ dàng có cơ hội được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, tăng khả năng được khách hàng truy cập website và thực hiện mua hàng.

Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí như Google Adwords, Google Shopping để tăng doanh thu nhanh chóng.

Trong thời buổi “vạn người bán trăm người mua”, cạnh tranh trên thị trường online vô cùng gay gắt như hiện nay thì việc có website bán hàng sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh và bán hàng hiệu quả hơn.

Qua bài viết trên ZILATECH đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao phải có website bán hàng?”. Tạo website bán hàng đang là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0. Muốn bán hàng tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh bạn cần có một website bán hàng chuyên nghiệp.

Tham khảo: Công Ty Thiết Kế Website Bán Hàng Chuyên Nghiệp Uy Tín Tại Việt Nam

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ ZILATECH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900636891
  • Email: VIP@Zila.vn
  • Website: ZilaTech.vn