Googlebot Là Gì? Googlebot Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Website Của Bạn?

Để thu thập dữ liệu từ người dùng, Google phải dựa vào Googlebot. Đây là loạt rô-bốt thực hiện mô phỏng theo hành vi phức tạp của người dùng. Nếu biết cách sử dụng Googlebot, nắm được phương thức hoạt động của nó giúp chủ website có thể tối ưu và tăng khả năng google hiểu, ranking trang web tốt hơn. Ngay dưới đây hãy cùng ZILATECH tìm hiểu chi tiết về Googlebot nhé!

Googlebot là gì?

Googlebot hay còn được gọi là con nhện tìm kiếm (Spider), là chương trình do Google phát triển được thiết kế để thu thập thông tin, dữ liệu trên website.

Nó tìm dò và đọc nội dung mới qua liên kết được cập nhật và đề xuất những gì nên được thêm vào chỉ mục. Có 2 hình thức thu thập dữ liệu khác nhau trên Google là:

  • Googlebot Desktop có thể mô phỏng lại thái độ, hành vi thao tác của người dùng trên máy tính.
  • Googlebot Smartphone mô phỏng lại thái độ, hành vi và thao tác của người dùng trên điện thoại. Dù có nhiều điểm khác biệt nhưng chúng vẫn được gọi chung là Googlebot.

Googlebot là gì?

Mỗi Spider có một địa chỉ IP riêng và thường được thay đổi, không cố định. Để kéo Googlebot vào website của bạn thì việc tạo nội dung định kỳ sẽ giúp nó vào thường xuyên hơn. Thông thường, nó sẽ ghé thăm trang của bạn 1 lần/ngày nhưng nếu webiste có bài viết mới thời gian sẽ được rút ngắn lại.

Ngược lại, bạn không đăng bài viết trong thời gian dài thì thời gian Google quay lại website sẽ kéo dài ra. Điều này gây ảnh hưởng đến SEO nghiêm trọng, website của bạn sẽ bị mất đi “quyền ưu tiên” thu thập dữ liệu mà còn bị đối thủ vượt mặt về nội dung.

Cách Googlebot truy cập vào website của bạn

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Googlebot, hãy nhìn sâu vào cách hoạt động và nguyên lý của nó. Quy trình này bắt đầu với các thuật toán được Googlebot cài vào các website để thu thập và tiếp nhận dữ liệu.

Googlebot sẽ sử dụng danh sách URL thu thập được từ việc ghé thăm mỗi website, bổ sung Sitemap từ quá trình quản trị website. Nó tiến hành ghi nhận các trang web mới, thay thế các liên kết chết cập nhật vào chỉ mục và ghi nhận các website đang hoạt động. Dựa vào sơ đồ website và hệ thống cơ sở dữ liệu, Googlebot có thể thu thập thông tin để xác định các vị trí tiếp theo.

Một website có thể được thu thập bởi cả hai hình thức Google bot trên máy tính và điện thoại. Nhưng cuối năm 2020, Google đã chuyển dần sang thu thập dữ liệu website bằng Googlebot với smartphone. Bởi thiết bị di động gắn bó mật thiết với người dùng hơn máy tính trong thời điểm hiện tại. Do đó việc chuẩn hoá giao diện mobile cho website ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Googlebot là gì?

Googlebot kết nối với các trang web bằng cách thông qua các thông tin ở tất cả các trang như Facebook, Twitter,… về máy tính của Google cập nhật Google Index. Dựa vào những yếu tố này, Google xem xét để so sánh và xếp hạng trang web.

Khi Googlebot ghé vào trang web của bạn là 1 lần ghi nhận thông tin. Nếu bạn muốn trang web của mình được tìm thấy trong Google và có xếp hạng cao, tất cả trang web cần phải được Googlebot thu thập lại. Đối với bất kì nội dung nào trên trang, Googlebot đều có thể truy cập vào và lấy thông tin tại thời điểm đó.

➡️ Tóm lại, để truy cập vào website của bạn Googlebot sẽ tiến hành thu thập những liên kết trên tất cả các trang được tìm thấy. Từ các liên kết trên trang đó tìm đến những trang khác với mục đích thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Bạn nên xem: Thời Gian Google Index 1 Website Mới Là Bao Lâu?

Googlebot ảnh hưởng như thế nào tới website của bạn?

Googlebot chắc chắn sẽ tìm thấy trang của bạn không sớm thì muộn khi bạn không làm gì. Nhưng đối với SEO thì lại khác, Googlebot cần được ghi nhận những thay đổi trên website để trang web có thể được tái lập chỉ mục và xếp hạng cao hơn sau mỗi lần chỉnh sửa.

Nếu website bạn không được Googlebot truy cập vào hay khả năng thu thập dữ liệu bị hạn chế chắc chắn thứ hạng sẽ không được cao do nó không hiểu rõ thông tin trên trang web của bạn.

Bạn cần tối ưu hóa hướng tới Googlebot để quá trình thu thập thông tin được diễn ra dễ dàng. Khi Google nhận diện được và thu thập thông tin được rõ ràng giúp website bạn xuất hiện trên top bảng kết quả tìm kiếm cao hơn. Trường hợp không mong muốn có thể xảy ra của Googlebot là bị chặn bởi website của bạn hoặc từ hệ thống máy chủ hay bị những lỗi từ DNS, firewall.

Lý do Googlebot thu thập thông tin chậm là gì?

Việc Googlebot craw thông tin chậm là chuyện thường, hay diễn ra khi vận hành và phát triển website, nhất là đối với làm SEO. Có nhiều lý do khiến Googlebot thu thập thông tin website bạn chậm như:

Tốc độ trang web của bạn chậm

Nếu trang web của bạn không được tối ưu tốc độ tải trang (pagespeed) nhanh sẽ giảm đi cơ hôi được Googlebot ghé tới thường xuyên. Việc website phản hồi chậm hoặc tải nhiều nội dung, con bot sẽ giảm tần suất và độ sâu trong quá trình thu thập thông tin.

Quan trọng hơn khi bạn làm SEO sẽ bị ảnh hưởng nhiều, Google đánh giá website kém gây khó khăn khi xếp hạng tìm kiếm.

Trang web có quá nhiều lỗi

Một website tồn tại quá nhiều lỗi, việc thu thập dữ liệu diễn ra nhiều trục trặc nên Google cũng hạn chế thu thập dữ liệu. Bạn không còn cách nào khác ngoài việc khắc phục tất cả những lỗi đó.

Để biết chính xác website đang có những lỗi nào thì hãy vào công cụ Google Search Console để kiểm tra. Hành động này phải thực hiện thường xuyên để đảm bảo trang web không mắc lỗi làm Googlebot thu thập dữ liệu nhanh chóng hơn.

Chứa quá nhiều URL

Việc website có quá nhiều URL không cần thiết gây ra mất kiểm soát trong hệ thoát web. Điều này làm Google mất nhiều thời gian trong việc thu thập dữ liệu trên trang. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến Googlebot thu thập thông tin chậm mà nhiều website gặp phải.

Cách xác minh Googlebot

Rất khó để xác minh Googlebot bởi danh sách địa chỉ IP không được chia sẻ và các địa chỉ này cũng được thay đổi liên tục. Cách để bạn biết được một Googlebot truy cập vào website của mình là tra cứu DNS ngược.

Nhờ đó cách này có thể giúp bạn loại bỏ được những trình thu thập dữ liệu giả mạo mà Googlebot sử dụng. Đây là một ví dụ về cách Google xác minh tính hợp lệ của Googlebot. Ngoài ra, một công cụ khác để xác định cách Googlebot truy cập vào website chính là Robots.Txt.

Googlebot là gì?

Tuy nhiên, khuyến cáo “người không có chuyên môn” KHÔNG NÊN DÙNG vì có thể đem đến nhiều hậu quả. Chẳng hạn chặn Google bot khiến website bị đưa ra khỏi chỉ mục.

Cách chặn Googlebot truy cập vào website

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ở sân chơi của Google thì làm sao có thể chặn được Google bot kiểm tra tường nhà bạn? Với nhiều cách khác nhau Googlebot sẽ truy cập website liên tục và thu nhập dữ liệu mỗi ngày.

Dù link website của bạn có sai, ẩn đi hay bị hỏng đi chăng nữa Google cũng sẽ có cách riêng của mình để xác định. Đường dẫn website của bạn có thể được dẫn đến từ nhiều đường khác nhau, chẳng hạn những backlink chia sẻ trên các trang khác.

Thậm chí, chỉ cần ai đó theo dõi một đường dẫn từ web server của bạn đến một web server khác thì URL bí mật của bạn sẽ xuất hiện trong tag giới thiệu. Hơn thế nữa nó còn được lưu lại và public bởi các web server khác.

Do đó cách giữ bí mật máy chủ web với các đường liên kết trên máy chủ có thể không mang đến hiệu quả gì cả. Cho nên đừng tìm cách che giấu website của mình làm gì cho mất công. Điều quan trọng là bạn có muốn lập chỉ mục để được listing trên website Google hay không. Với việc lập chỉ mục này có thể giúp bạn duy trì thứ hạng hoặc thúc đẩy thứ hạng lên cao.

Xem thêm: Vì Sao Website Của Bạn Không Có Thứ Hạng Trên Google?

Cách cải thiện tốc độ thu thập thông tin của Googlebot

Cách cải thiện tốc độ thu thập thông tin của Googlebot không khó, hãy xem phương án nào phù hợp với bạn thì chọn nhé! Có thể thử hết cùng lúc càng tốt.

  1. Kỹ thuật nhốt google bot: đầu tiên bạn cần phải học cách giữ Googlebot dừng chân lại website của bạn lâu hơn, từ đó tiếp cận với nhiều nội dung hơn nữa. Mẹo là phải luôn gắn link đến trang chủ, category nội dung khoa học chứa bài viết rồi mới đến loạt từ khóa Seo.
  2. Cài đặt nút mạng xã hội: đây cũng là cách hút Googlebot ở lại website của bạn càng lâu càng tốt. Chú ý share bài viết mới lên các trang bạn có gắn nút, tạo backlink tự nhiên để hút Googlebot. Ngoài ra, việc làm này còn giúp website của bạn có một nguồn backlinks, lượng truy cập tự nhiên.
  3. Dùng Google Search Console: dịch vụ Google hoàn toàn miễn phí này sẽ giúp bạn duy trì và khắc phục sự cố về sự hiện diện của website trong lượt tìm kiếm. Công cụ này sẽ báo cáo cho việc Google tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ website của bạn, các vấn đề liên quan đến chỉ mục, báo cáo lượng truy cập,… Trong Search Console, bạn cũng có thể yêu cầu Googlebot thu thập thông tin lại trang web của bạn thông qua mục kiểm tra URL.
  4. Kỹ thuật Ping (Packet Internet Groper): Đây là một công cụ để kiểm tra kết nối của hai hoặc nhiều thiết bị trên một đường truyền hoặc để kiểm tra kết nối của máy trạm với máy chủ mà nó được kết nối bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu tiêu chuẩn.. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ danh bạ website, khi có một trang web mới, các dịch vụ này sẽ nhanh chóng lưu lại link của các website. Google cũng dựa vào đây để phát hiện và lập chỉ mục website mới. Khi website có sự thay đổi, việc Ping là cần thiết để gửi tín hiệu cho Google vào website và thu thập nội dung mới.

Tóm lại, ZILATECH đã giúp bạn tìm hiểu được Googlebot là gì và cách thức hoạt động của nó trên website. Hy vọng bạn có thể tận dụng và tìm cách tối ưu để có lợi nhất cho website của bạn nhé!

Lưu ý là những website cập nhật thông tin liên tục sẽ được Googlebot ghé thăm thường xuyên hơn, do đó nên tạo thói quen cập nhật mỗi ngày. Bất cứ khi nào bạn thực hiện các thay đổi trên trang web của mình, bạn nên gọi con bot ngay lập tức để các thay đổi được phản ánh trong kết quả tìm kiếm nhanh chóng.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ ZILATECH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900636891
  • Email: VIP@Zila.vn
  • Website: ZilaTech.vn