Google index là gì? Tại sao Seoer muốn bài viết leo top bắt buộc phải trải qua bước trình bài viết của mình cho Google index? Để hiểu tường tận Google index là gì? Thời gian Google index 1 website mới là bao lâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thời gian Google index 1 website mới là bao lâu?
Trước khi tìm hiểu về thời gian Google index 1 website mới, bạn cần hiểu rõ Google index là gì?
Index là từ viết tắt của Indexing có nghĩa gốc là chỉ số, sự hiển thị. Khi sử dụng trong SEO, index mang ý nghĩa mô tả quá trình thu thập, đánh giá và lưu trữ dữ liệu của một website. Quá trình này được thực hiện bởi các thanh công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất hiện nay là Google, Bing, Yahoo, Cốc cốc,… Khi người dùng tìm kiếm thông tin, các thanh tìm kiếm này sẽ trả về kết quả ứng với dữ liệu thu thập được.
Như vậy, Google index là gì?
“Google index là quá trình Google thu thập, phân loại và sắp xếp dữ liệu trên website qua đó đánh giá thứ hạng và nội dung website rồi trả về kết quả ứng với tìm kiếm của người dùng”.
Tưởng tượng Google giống như 1 thư viện và mỗi website là một cuốn sách. Khi bạn bước vào thư viện Google và muốn tìm thông tin trong cuốn sách nào đó. Google sẽ quét 1 lượt tất cả các thông tin nó thu thập được từ các cuốn sách (website) và trả về kết quả gần nhất với yêu cầu của bạn. Đó chính là quá trình Google index
Hay 1 ví dụ khác dễ hiểu hơn. Bạn gõ lên google từ khóa “thiết kế website cho doanh nghiệp ở đâu” và nhận được kết quả tìm kiếm là ZilaTech.vn. Để ra được kết quả đó Google đã index cả trăm, cả nghìn website khác có chứa từ khóa “thiết kế website doanh nghiệp”, sau đó đánh giá chất lượng website và trả về cho bạn kết quả tốt nhất.
Thời gian Google index 1 website mới
Như vậy có thể hiểu, để người đọc có thể nhìn thấy nội dung của bạn bắt buộc phải trải qua quá trình Google index. Thời gian diễn ra quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng người truy cập website, cấu trúc website, link nội bộ, bố cục bài viết,…
Google sẽ tiến hành index nội dung website theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Google sẽ lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ chính website của bạn, nội dung website được gửi từ người dùng, cơ sở dữ liệu trên internet,…Khi phát hiện có URL mới (địa chỉ duy nhất của bài viết trên website, mỗi URL trỏ đến 1 địa chỉ độc nhất), Google sẽ truy cập vào URL đó, quét nội dung của toàn bài và cả trang web.
Bước 2: Lập chỉ mục (Index)
Đây là quá trình Google “đọc” dữ liệu trên trang, lưu vào bộ nhớ Google tất cả hình ảnh, thông tin và dữ liệu có trong bài viết.
Bước 3: Phân phát nội dung
Khi có người tìm kiếm nội dung trên google, nó sẽ quét và tìm kiếm câu trả lời phù hợp nhất từ những URL thu thập được và trả về cho người dùng.
Đó là quá trình Google index. Đối với website mới có nội dung tốt, thời gian index và xuất hiện trên bảng xếp hạng Google mất từ 1-2 tháng. Lâu hơn có thể kéo dài từ 5-6 tháng để Google so sánh website của bạn với website khác sau đó phân hạng cho website.
Đối với bài viết trên website, thời gian index mất từ 10 -15 ngày. Tuy nhiên nếu website sở hữu bài viết là 1 web lớn, lượng truy cập nhiều và có nhiều bài viết chuẩn SEO đã leo top Google thì thời gian này sẽ ngắn hơn. Nhanh nhất là từ 5-7 ngày, khi bài viết chuẩn SEO và hữu ích là đã có thể ở trong top 10.
2. Điều gì xảy ra nếu Google index chậm?
Giảm hiệu quả SEO website
Thứ hạng trên Google thay đổi theo từng giờ, trong top 10 luôn là sự thay thế bởi những cái tên khác nhau. Chính vì thế nếu Google index chậm, bài viết hoặc website không leo top sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nội dung trên web. Việc này vô tình kéo top của các bài viết khác xuống, giảm thứ hạng website và nếu muốn SEO lại sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bài viết trên website dễ bị đối thủ copy và index trước
Đặc biệt, nếu Google index chậm đối thủ có thể sao chép nội dung của bạn để lên TOP tìm kiếm và biến bạn thành người sao chép. Index càng nhanh website của bạn càng có lợi vì nó ảnh hưởng đến quá trình quản lý dự án và đặc biệt là hiệu quả tối ưu SEO.
3. Cách để Google index 1 site mới nhanh hơn
1. Tối ưu SEO bài viết
SEO on-page
Tối ưu Seo onpage là những việc bạn làm để đẩy SEO được thực hiện trên chính bài viết hoặc website của mình. Việc này giúp bài viết rõ ràng, dễ hiểu giúp Google nhanh nắm được các chỉ mục, index nhanh hơn. Bao gồm:
– Tối ưu nội dung: Nội dung để chuẩn SEO bắt buộc phải chuẩn SEO và không được copy page. Nếu bài viết của bạn xuất hiện sau và có nội dung giống với bài viết khác đã được Google index trước đó. Chắc chắn Google sẽ đọc nó là nội dung copy và không thể index nhanh được.
– Tối ưu hình ảnh: Hình ảnh mô tả trong bài viết bắt buộc phải unique, là ảnh tự thiết kế, một vài viết tối thiểu nên có 3 ảnh. Hình ảnh cần sắc nét, rõ nội dung, đúng kích thước. Ảnh mô tả bài viết là 600x400px, ảnh thumbnail là 1200x900px.
– Tối ưu link nội bộ (internal link): Link nội bộ là các link dẫn đến các bài khác có nội dung liên quan đến bài viết, link dẫn đến trang chủ, trang hiển thị,…Một vài viết tối thiểu cũng cần 3 link nội bộ
SEO off-page
Seo offpage là những hành động giúp tối ưu SEO được thực hiện bên ngoài website của bạn. Bao gồm:
– Tối ưu link ngoài website (External link): External link là link dẫn từ website đến các trang khác bên ngoài website. Mỗi bài viết để chuẩn SEO và được index nhanh cần tối thiểu 1 link dẫn ngoài.
– Quảng bá đa kênh: Fanpage, Insta, blog,…: Google index bằng các quét tất cả các URL xuất hiện trên Google, chính vì thể để đẩy nhanh quá trình này bạn cần quảng bá nội dung của mình đa kênh, càng để bài viết phổ biến càng tốt. Cách đơn giản nhất là chia sẻ bài viết trên tất cả các kênh social bạn có: Fanpage, insta, Blog, Linkedin,….
2. Khai báo domain website trên Google Search Console và yêu cầu lập chỉ mục với url mới
Như đã nói ở trên, muốn bài viết xuất hiện trên bản đồ Google bạn cần yêu cầu Index bằng Google Search Console. Việc này cần thực hiện ngay sau khi bài viết đăng tải và có URL.
- Bước 1: Đăng nhập Google seach Console https://search.google.com/
- Bước 2: Pase url (link bài viết) vào ô tìm kiếm -> Ấn tìm kiếm -> Yêu cầu lập chỉ mục: Khi này google sẽ ưu tiên quét index bài viết này sớm nhất
3. Khai báo XML sitemap với Google
Giống như khai báo tên miền với Google search console, Sitemap Google giống như một bảng sơ đồ. Nó giúp các bots truy cập và quét nội dung nhanh hơn, chính vì thế để index nhanh bạn cần khai báo XML Sitemap. Thao tác rất đơn giản, truy cập xml-sitemaps.com > nhấn URL bài viết> start.
4. Cải thiện tốc độ load website
Tốc độ website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng đến thời gian index của Google. Sự thật là các con Bot của Google nếu muốn index bài viết của bạn thì nó cũng cần “đọc” và để đọc được nó cần truy cập vào website của bạn.
Nếu tốc độ load quá lâu thì Google sẽ đọc lâu, thậm chí không đọc. Như thế thời gian index chắc chắn sẽ lâu hơn hoặc có khả năng không index do không tải được. Vậy nên bạn cần cải thiện tốc độ website nhanh nhất có thể nếu muốn Google index nhanh hơn.
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu và biết được thời gian Google index một website mới cùng một số mẹo nhỏ để website của bạn được Google index nhanh hơn. Hy vọng bài viết này của ZILATECH đã giúp bạn có được nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn còn những câu hỏi nào khác, hãy liên hệ với ZILATECH để được giải đáp nhé.
Tham khảo: Vì Sao Website Của Bạn Không Có Thứ Hạng Trên Google?
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ ZILATECH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
- Điện thoại: 1900636891
- Email: VIP@Zila.vn
- Website: ZilaTech.vn