Làm Thế Nào Để Sửa Chữa Broken Link (Liên Kết Gãy) Khi Chăm Sóc Website?

Trong quá trình chăm sóc website, liên kết dẫn là một trong những yếu tố ít được doanh nghiệp chú ý. Chính vì vậy, các broken link có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Kết quả Seo của một trang web sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi sở hữu những liên kết gãy và gây mất thiện cảm cho người sử dụng.

Vậy broken link là gì? Và đâu là cách khắc phục các đường dẫn hỏng hiệu quả nhất ? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ chi tiết sau đây của ZILATECH nhé.

Bài viết liên quan:

Zila VietNam

1. Broken link là gì và nguyên nhân gây ra link hỏng

Nhiều người khi xây dựng web nhưng quên không chăm sóc thường xuyên khiến broken link xuất hiện. Broken link (liên kết gãy), hay còn được gọi là link chết, link breaking hoặc Link rot (linkrot). Đây là thuật ngữ nhằm diễn tả trạng thái liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên website đã bị hỏng vĩnh viễn, không còn tồn tại trên Internet.

Khi người dùng cố gắng truy cập vào một broken link, trang chủ sẽ hiển thị thông báo như: “Trang này không có sẵn. Liên kết bạn theo dõi có thể bị hỏng hoặc trang có thể đã bị xóa”. Có thể nói, đây là lỗi hàng ngày mà chúng ta thường xuyên gặp phải.

Một số mã lỗi liên kết gãy được hiển thị trên trang web mà bạn dễ dàng phát hiện đó là:

  • Lỗi 404 Not Found: Đây là lỗi khi bạn truy cập vào 1 trang web nào đó nhưng nó không còn tồn tại.
  • 400 That’s an error: Lỗi yêu cầu không hợp lệ xảy ra khi máy chủ không hiểu được yêu cầu URL trên trang của bạn.
  • Lỗi chứng chỉ máy chủ không hợp lệ: Tên máy chủ không hợp lệ khiến người dùng không thể truy cập được.
  • URL sai : URL không đúng định dạng khiến cho người dùng không thể truy cập vào website theo 1 đường dẫn có sẵn. Thay vào đó bạn sẽ thấy giao diện hiển thị thông báo “Invalid URL”.
  • Mã phản hồi HTTP không hợp lệ cụ thể là máy chủ vi phạm thông số kỹ thuật HTTP.
  • Rỗng: là trang web trả về kết quả không có mã phản hồi.
  • Hết thời gian: Các yêu cầu HTTP liên tục hết thời gian chờ trong quá trình kiểm tra liên kết xuất hiện nhiều tại các trang web lớn, khi mà số lượng người truy cập vào 1 lúc quá tải.

Vì sao broken link lại xuất hiện?

Nguyên nhân dẫn đến broken link rất nhiều, phần lớn là do nhà quản trị không cập nhật và nâng cấp website, khiến các đường dẫn đính kèm chứa nhiều tệp thông tin lỗi. Một số lý do cụ thể khiến liên kết hỏng phổ biến hiện nay còn do:

  • Trang web của link dẫn đã được thay đổi và khiến cho các link liên kết trong và ngoài không còn khả dụng như trước.
  • Link bị chuyển chế độ từ công khai sang riêng tư: Một số trang tin tức (đặc biệt là các trang báo nước ngoài) thường công khai miễn phí trong thời gian đầu. Sau đó, họ chuyển về mục “pay to view” (trả phí để xem hết) nhằm kéo tỷ lệ mua của khách hàng. Do đó, các link dẫn đều dễ thành broken link.
  • Đường dẫn trong bài viết chuẩn SEO bị hết hạn.
  • Đính kèm link từ mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,..): Đây là một trong những dạng liên kết dễ đứt gãy cao nhất vì trạng thái của bài đăng có thể thay đổi liên tục trong vài giờ.
  • Các website bị chặn bởi bộ lọc tìm kiếm hoặc tường lửa (firewall): Các công cụ này giúp bạn hạn chế tương tác trên các trang chủ có bảo mật kém, dễ đánh cắp thông tin người dùng. Do đó, khi dẫn link vào các web này, bạn sẽ gặp phải các broken link.

Broken link có ảnh hưởng như thế nào đến website?

Broken link ảnh hưởng đến SEO

Chặn con bot thu thập dữ liệu từ link

Thông thường nhiệm vụ của con bot sẽ đi theo liên kết từ trang này đến trang khác, từ website của người khác đến website của bạn…nhằm thu thập các dữ liệu mang tính liên quan. Khi gặp phải broken link con bot sẽ ngừng crawl dữ liệu vì tại trang này không có thông tin thu thập. Nó không khác gì việc bạn đến thăm nhà người thân mà không có ai ở nhà vậy. Như vậy quá trình index làm mới trang web của bạn bị ngừng lại do sự tác động của link gãy. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng tới chiến lược xây dựng liên kết của người làm Seo cho chính trang web của mình.

Thứ hạng website bị chững lại hoặc đang trên đà giảm mạnh

Google cực kỳ ưu tiên gia tăng trải nghiệm người dùng cho các kết quả xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Vì vậy nếu website của bạn có quá nhiều link gãy điều này cho thấy thứ hạng web của bạn đã và đang trên đà giảm mạnh theo thời gian nếu không chịu khắc phục.

Đây cũng được xem là 1 trong những yếu tố giúp bạn đánh giá cải tiến chất lượng website của mình theo từng giai đoạn. Cụ thể khi bạn thấy thứ hạng website của mình bị chững lại 1 thời gian hoặc giảm một cách chóng mặt thì khả năng cao là bạn cần kiểm tra website có bao nhiêu link gãy để khắc phục.

nguyên nhân gây ra link hỏng

Broken link ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Hẳn bạn đã gặp phải tình trạng này khi truy cập vào một link của trang web nhưng Google không trả về kết quả, trang trắng tinh không có nội dung. Như vậy bạn cần tìm một trang web khác để đáp ứng ý định tìm kiếm của mình. Đây hẳn là một trải nghiệm xấu cho khách hàng, ăn sâu vào trong ý thức của họ rằng đó là 1 website không có giá trị. Và hơn hết thời gian của khách tìm hiểu thông tin trên trang web của bạn ngày càng ít đi, vì vậy mà tỷ lệ thoát càng cao.

Doanh thu của website bị giảm

Tại sao broken link lại khiến doanh thu website của bạn bị giảm, đó là vì khi mà tỷ lệ khách hàng thoát trang càng cao thì thứ hạng website càng bị giảm xuống. Trang lên top trở nên khó khăn và người dùng cũng không dễ dàng gì để có thể tìm đến dịch vụ/ sản phẩm của bạn. Ngoài ra theo như cứu của Kissmetrics đã phân tích, có khoảng 44% người dùng tại Mỹ đánh giá trải nghiệm xấu của mình về một website bất kỳ mà họ ghé thăm cho gia đình, bạn bè người thân của mình.

2. Cách khắc phục Broken link để tối ưu website

Broken link có thể xuất hiện ở các trang web nội bộ hoặc các trang web ngoài khi thiếu sự chăm sóc website định kỳ. Vì vậy, tùy vào các lỗi cụ thể, bạn nên có phương án xử lý phù hợp để hạn chế tình trạng này. ZILATECH sẽ gợi ý cho bạn những cách khắc phục sau đây:

  • Sửa chữa các link nội bộ bị hỏng: Đối với các Internal link, bạn dễ dàng có quyền kiểm soát và sửa chữa chúng đơn giản hơn nhiều so với External Link. Để xử lý broken link, bạn cần: nhập đúng đường dẫn URL, tạo lại trang đã xóa, điều hướng sang trang khác, xóa các liên kết hỏng và thay bằng các liên kết mới,…
  • Sửa chữa các link ngoài bị hỏng: Các liên kết ngoài bị hỏng thường do 2 nguyên nhân là: nguồn hết khả dụng hoặc website đã đóng cửa. Để khắc phục lỗi này, bạn nên xóa toàn bộ link cũ và thay thế bằng link mới hợp lệ.

chăm sóc website

Tuy nhiên, khi chăm sóc website, đặc biệt là các đường liên kết trang, nhà quản trị cần thực hiện kiểm tra, rà soát và khắc phục liên tục. Vì những link dẫn có thể hết hạn hoặc bị hỏng bất cứ lúc nào mà bạn không hề hay biết.

Bên cạnh đó, một website có quá nhiều lỗi broken link sẽ làm giảm đi điểm chất lượng trang nếu tình trạng này kéo dài. Vì vậy, ZILATECH có lời khuyên cho bạn như sau: Hãy thường xuyên kiểm tra Webmaster Tools xem Google có thông báo lỗi cho website hay không. Nếu có, hãy chọn cách sửa chữa hợp lý hoặc tạo một thông báo lỗi để xây dựng thiện cảm với người truy cập.

chăm sóc website

Chăm sóc website là công việc khó, đặc biệt là broken link vì chúng yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và chuyên cần của người sở hữu trang. Do đó, để tăng chất lượng trang chủ và điểm SEO tổng thể, người dùng cần tham khảo lại những gợi ý chi tiết bên trên và đúc kết ra phương giải quyết hợp lý nhất đối với website của mình. ZILATECH mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc về broken link.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ ZILATECH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hòa, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900636891
  • Email: VIP@Zila.vn
  • Website: ZilaTech.vn